UTM là một công cụ đo lường hiệu quả của các kênh truyền thông vô cùng hữu hiệu vậy mà ít người biết đến. UTM sẽ giúp chúng ta biết được kênh nào hiệu quả hơn, ra đơn nhiều hơn để xác định được ngân sách đầu tư hợp lý hơn. Bài viết ngày hôm nay của Sơn sẽ nói cụ thể về UTM và cách thức khai thác.
Mục lục bài viết
UTM là gì?
Urchin Tracking Module (UTM) là 5 thành phần bổ sung vào đường link của một trang đích giúp cho Marketer thống kê phân luồng người truy cập tốt hơn, cải thiện đo lường thống kê trong các chiến dịch Marketing.
Cụ thể là bạn có một trang đích / website và bạn gắn link trang lên nhiều kênh khác nhau như Facebook, SMS, Zalo, Các trang web khác, Báo chí… Sau đó, bạn muốn biết xem website của mình có những lượt truy cập đến từ đâu và bao nhiêu lượt chuyển đổi (mua hàng) đến từ kênh này, kênh kia. UTM chính là giải pháp cho vấn đề đó.
UTM builder (trình tạo link gắn UTM) sẽ bổ sung vào cuối đường link những hậu tố để Google Analytics biết được traffic đó có thuộc tính như thế nào và theo dõi traffic này khi họ vào website.
UTM gồm những yếu tố gì?
Một link UTM đầy đủ sẽ có các thuộc tính sau:
- Campaign Source (bắt buộc): Nguồn của chiến dịch, chẳng hạn Facebook, Web, SMS, v.v.v…
- Campaign Medium (bắt buộc): Phương thức chiến dịch, chẳng hạn CPC (click), Banner, Mail, v.v.v…
- Campaign Name (bắt buộc): Tên chiến dịch
- Campaign Term (không bắt buộc): Từ khóa chiến dịch
- Campaign Content (không bắt buộc): Nội dung chiến dịch
Ví dụ khi đăng bài viết này lên Facebook, Sơn sẽ gắn đường link như sau:
https://sonmarketing.vn/utm?utm_source=facebook&utm_medium=cpc&utm_campaign=free_article
Trong link này Sơn sử dụng 3 thuộc tính đầu tiên.
UTM giúp được gì?
Khi Sơn muốn chia sẻ bài viết này lên nhiều kênh, Sơn sẽ tạo cho mỗi kênh 1 đường link với các thông số UTM riêng để chỉ rõ thông tin về kênh đấy. Như ở trên là link Sơn sẽ dùng để chia sẻ trên Facebook. Nếu Sơn chia sẻ qua email Sơn sẽ tạo thêm 1 link mới.
Sau đó, trong giao diện của Google Analytics, Sơn biết được bao nhiêu người vào bài viết từ kênh FB, kênh Mail, v.v.v… Và Google Analytics còn theo dõi hành vi của những người này. Từ đó Sơn sẽ biết được thêm, bao nhiêu người vào kênh Facebook đọc thêm bài khác, click đăng ký, click mua hàng (tương tự với kênh Mail).
Và bây giờ thì Sơn sẽ nhìn nhận được kênh truyền thông tiềm năng.
Nhiều người chạy nhiều post quảng cáo dẫn khách vào web nhưng không xác định được bài quảng cáo nào thu được nhiều lượt bán hơn. UTM sẽ giúp bạn.
Một bạn sale BDS, ô tô thực hiện nhiều kênh khác nhau từ tờ rơi cho đến SMS, email, Google Ads, Facebook Ads, Zalo, Youtube, v.v.v… nhưng cũng không biết kênh nào có tỉ lệ lợi nhuận thu về lớn hơn, nên đầu tư hơn, UTM sẽ giúp bạn.
Phép thuật UTM biến hiền.
Sử dụng UTM như thế nào?
Đầu tiên, để sử dụng UTM hiệu quả, bạn phải cài đặt Analytics thành công cho website cần theo dõi. Việc này thì như Sơn đã đề cập trong bài viết trước, mọi người có website thì nhất định phải cài ngay vì nó rất quan trọng trong việc theo dõi khách hàng.
Sau đó, tương ứng với mỗi trang đích, bạn vào link sau để tạo link UTM: Campaign URL Builder — Google Analytics Demos & Tools (ga-dev-tools.appspot.com)
Điền đầy đủ link website / trang đích và thông tin thuộc tính theo dõi (3 mục bắt buộc)

Hệ thống sẽ tạo link UTM cho bạn. Để sử dụng bạn có thể copy ngay và dùng hoặc tạo link rút gọn (cho ngắn hơn) trước khi dùng.
Theo dõi thông số với UTM như thế nào?
Sau khi có những lượt traffic vào web từ link UTM, ở giao diện của Google Analytics sẽ hiển thị cụ thể các thống kê như hình:

Ngoài ra, Google Analytics còn tracking được nhiều thông số khác để bạn đánh giá được các kênh này: như hành vi trên trang, hành vi liên quan đến chuyển đổi, v.v.v…

Kết
Vậy là chỉ với một công cụ nhanh gọn, giờ đây những nỗ lực Marketing Online của bạn đã được “nâng trình” lên rất nhiều. Thật sung sướng đúng không?
Nhớ đăng ký email để nhận những thông tin mới. Sơn sắp phát hành 1 ebooks 300 trang về Online Marketing và tối ưu website.